NHỮNG BÍ MẬT CHƯA CÓ LỜI GIẢI VỀ THẾ CHIẾN THỨ II
NGƯỜI TA THƯỜNG NHỚ VỀ THẾ CHIẾN THỨ II VỚI ĐỨC QUỐC XÃ VÀ THẢM KỊCH CỦA NGƯỜI DO THÁI, SONG BÊN CẠNH ĐÓ VẪN CÒN RẤT NHIỀU BÍ MẬT CHƯA ĐƯỢC KHÁM PHÁ
War History Online đã thống kê 5 bí mật chưa có lời giải suốt hơn 70 năm qua. Trên thực tế, các sự kiện này chứa nhiều thuyết âm mưu và việc chúng có thực sự tồn tại hay không vẫn là một ẩn số.
Chuyến tàu chở vàng của Đức Quốc xã
Con tàu kho báu của Đức Quốc xã
Tháng 12/2015, trong một cuộc họp báo được tổ chức bởi Piotr Koper và Andreas Richter tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra manh mối về chuyến tàu chở vàng mất tích của Đức Quốc xã. Các thợ săn kho báu khẳng định đoàn tàu vẫn nằm đâu đó và cách tốt nhất để tìm thấy là đào.
Đội ngũ những người săn kho báu mất tích đã tìm kiếm đoàn tàu hơn 3 năm trời. Họ tuyên bố tìm thấy đường hầm có thể dẫn đến nơi đoàn tàu được Đức Quốc xã che giấu những năm cuối Thế chiến thứ II. Quá trình khai quật đường hầm diễn ra rầm rộ nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.
Phòng hổ phách
Căn phòng hoa lệ này được cho là đã biến mất trong Thế chiến thứ II. Nó từng được xem là kỳ quan thứ 8 của thế giới trước khi biến mất. Điều đặc biệt là nhiều người cho rằng hiện căn phòng được giấu kỹ ở Ba Lan. Căn phòng hổ phách được cho là đã tồn tại từ thế kỷ 18 ở Vương quốc Phổ (nước Đức ngày nay). Đó là một căn phòng nổi tiếng được trang trí bằng những tấm hổ phách với vàng lá và gương nằm trong cung điện Catherine ở thị trấn Tsarskoye Selo gần St. Petersburg.
Kho báu Yamashita của Nhật Bản
Vàng của Yamashita, hay kho báu Yamashita là tên gọi của số tài sản cực lớn của quân đội Đế quốc Nhật Bản bị cáo buộc đánh cắp từ khu vực Đông Nam Á trong Thế chiến thứ II. Kho báu này được cho là cất giấu trong các hang động, đường hầm và khu phức hợp trong lòng đất ở Philippines.
Kho báu được đặt theo tên vị tướng Nhật Bản Tomoyuki Yamashita - người nổi tiếng khắp thế giới với biệt danh “Con hổ Mã Lai”. Các thợ săn kho báu trên thế giới bị hấp dẫn bởi khối tài sản khổng lồ nói trên lao vào cuộc tìm kiếm suốt hơn 50 năm qua.
Có nguồn tin nói rằng số lượng vàng liên quan đến kho báu bí ẩn là chủ đề của một vụ kiện được đệ trình lên tòa án Hawaii từ năm 1988. Vụ tranh chấp diễn ra giữa cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và thợ săn kho báu Rogelio Roxas. Tuy nhiên, cho đến nay, thực hư vụ việc vẫn chưa được làm rõ.
Pháo đài Alpine
ALPINE LÀ PHÁO ĐÀI ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO KẾ HOẠCH CỦA HEINRICH HIMMLER - MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI QUYỀN LỰC NHẤT ĐỨC QUỐC XÃ SAU TRÙM PHÁT XÍT ADOLF HITLER. THEO KẾ HOẠCH, QUÂN ĐỘI VÀ CHÍNH PHỦ ĐỨC SẼ RÚT THEO TUYẾN ĐƯỜNG TỪ MIỀN NAM BAVARIA VÀO TÂY ÁO ĐỂ ĐẾN MIỀN BẮC NƯỚC Ý NHẰM THIẾT LẬP CĂN CỨ DỰ PHÒNG TRONG TRƯỜNG HỢP BERLIN THẤT THỦ. |
Tuy nhiên, kế hoạch không nhận được sự ủng hộ của Hitler và hầu như không được triển khai. Tuy vậy, phe Đồng minh vẫn tin rằng Đức Quốc xã sẽ rút lui về căn cứ ở Alpine và một lượng quân sự lớn đã chuyển đến đây để tiếp tục chiến đấu vào cuối Thế chiến thứ II.
Sau chiến tranh, Tướng Omar Bradley - Tư lệnh lực lượng Mỹ ở mặt trận phía Tây nói rằng pháo đài Alpine là một công trình được phóng đại quá mức và thực chất nó không đủ lớn, đủ nguy hiểm như người ta tưởng. Mặc dù vậy, vào thời điểm đó, mối đe dọa từ tin đồn này quá lớn khiến khối Đồng minh không thể bỏ qua.
Du thuyền Awa Maru
AWA MARU LÀ MỘT DU THUYỀN ĐƯỢC ĐÓNG MỚI TRONG GIAI ĐOẠN 1941-1943 TẠI NAGASAKI, NHẬT BẢN VỚI MỤC ĐÍCH BAN ĐẦU LÀ ĐỂ VẬN CHUYỂN DU KHÁCH. KHI THẾ CHIẾN THỨ II BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN ÁC LIỆT, DU THUYỀN NÀY ĐƯỢC HẢI QUÂN ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN TRƯNG DỤNG CHO MỤC ĐÍCH QUÂN SỰ. |
Vào ngày 28/3/1945, tàu rời cảng ở Singapore với hàng nghìn nhân viên ngoại giao, quân sự và dân thường trở về Nhật Bản. Có tin đồn cho rằng tàu chở theo khối tài sản trị giá tới 5.000 tỷ USD bao gồm vàng, kim cương, bạch kim và nhiều tài sản giá trị khác.
Đêm ngày 1/4/1945, trong khi đi qua eo biển Đài Loan, tàu bị đánh chìm bởi tàu ngầm USS Queenfish của Mỹ vì nhầm với một tàu khu trục. Chỉ một người duy nhất sống sót trong số 2.004 người trên tàu. Kho báu khổng lồ nếu có đã chìm theo tàu xuống đáy đại dương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét