Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Giàn khoan tự nâng tam đảo do nội địa thực hiện

01:06

GIÀN KHOAN TỰ NÂNG TAM ĐẢO DO NỘI ĐỊA THỰC HIỆN

Đây là giàn khoan Tam Đảo tự nâng thứ hai do PV Shipyard thực hiện sau Tam Đảo 03, sau hơn 21 tháng thi công. Ông Lê Hưng, tổng giám đốc PV Shipyard, cho biết điều quan trọng nhất sau sự kiện này chính là việc làm chủ được công nghệ, sự tự tin và khẳng định năng lực, trình độ của đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam trong việc thiết kế, điều hành và quản lý dự án.
Thành công lớn nhất của Tam Đảo 05 chính là qua dự án đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề để ngày càng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về an toàn, độ lớn của các công trình nổi trên biển. Tỉ lệ nội địa hóa của giàn Tam Đảo 05 đã lên tới trên 40%
Gian khoan tam đảo
Giám đốc nhà máy chế tạo giàn khoan (thuộc PV Shipyard) Nguyễn Văn Đức cho biết lúc chế tạo giàn Tam Đảo 05 cũng gặp một số khó khăn, dù các kỹ sư, công nhân của nhà máy rút kinh nghiệm từ quá trình đóng giàn Tam Đảo 03 vào năm 2009-2012. Kỹ sư Đức chia sẻ: “Hệ thống nâng hạ này nặng đến 100 tấn và làm bằng các loại thép có cường lực cao lại đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối. Thi công hệ thống này đòi hỏi phải có thiết bị thủy lực hiện đại, nhà xưởng đầy đủ thiết bị thủy lực, kích thủy lực….. Ban đầu anh em chế tạo gặp nhiều khó khăn, thậm chí có bộ phận phải chấp nhận làm đi làm lại để đạt yêu cầu kỹ thuật chính xác của hệ thống”.
Kỹ sư Nguyễn Quang Thắng, giám đốc dự án Tam Đảo 05, chia sẻ rằng thách thức lớn nhất đối với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật của PV Shipyard trong dự án Tam Đảo 05 chính là chế tạo hệ thống nâng hạ của giàn khoan. Nhưng nhờ nỗ lực, cộng với tay nghề đã được trui rèn kích thủy lực , đến ngày hạ thủy, hệ thống nâng hạ của giàn khoan Tam Đảo 05 đã vận hành trơn tru.
Về quản lý dự án, kỹ sư Thắng cho biết vì là đơn vị tổng thầu nên đầu ra của thiết kế cũng là đầu vào của mua sắm các thiết bị thủy lực, kích thủy lực và thi công. Do đó, chỉ cần một khâu trong dự án bị chậm là cả chuỗi chậm theo. Tất cả các khâu phải nhịp nhàng, phải có cách nhìn tổng quan, chính xác về dự án mới quản lý dự án thành công.
“Ban đầu việc quản lý cũng có đôi lúc, đôi chỗ còn chệch choạc nhưng dần dần về sau công tác quản lý đã đi vào quỹ đạo” - kỹ sư Thắng nói. Theo ông Hưng, tự thiết kế chi tiết, tự quản lý dự án, PV Shipyard đã hoàn thành dự án đúng tiến độ và tiết kiệm được nhiều triệu USD phải trả cho chuyên gia nước ngoài. Đáng chú ý, quá trình thi công Tam Đảo 05 có nhiều cấu kiện kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối đã được chính đội ngũ kỹ sư, công nhân của PV Shipyard đảm đương. Điển hình là bộ phận hộp số của hệ thống nâng hạ giàn khoan.
Trước đây, hệ thống này phải nhập nguyên chiếc, nhưng đến Tam Đảo 05, PV Shipyard đã mua cấu kiện, vật tư rời kích thủy lực, đội thủy lực, kìm bấm cos thủy lực, ….về tự chế tạo, lắp ráp, căn chỉnh tại bãi chế tạo. Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng của giàn tự nâng, với độ dung sai cho phép chỉ 0,053mm. Và kỹ sư, công nhân của PV Shipyard đã thành công.
Không những vậy, PV Shipyard đã kết hợp với nhiều nhà thầu phụ khác, qua đó cũng nâng cao tay nghề, trình độ cho chính người Việt cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn, có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9.000m. Tổng chiều dài chân giàn khoan theo thiết kế lên tới 167m.Ngoài chế tạo thành công giàn khoan Tam Đảo 03, Tam Đảo 05, PV Shipyard đã thực hiện hơn 20 dự án sửa chữa và hoán cải các giàn khoan tự nâng khác cho trong nước và nước ngoài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer